Tác hại của việc kiêu ngạo

Tính kiêu ngạo là gì?

Đối với  mỗi một cá nhân thì sự tự tin là một trong những yếu tố đi đến sự thành công. Song lại có một số người tự tin một cách thái quá về trình độ năng lực của mình và cho rằng bản thân là một cá thể xuất sắc, thông thái hơn so với tất cả mọi người. Thông thường những người này gọi là người kiêu ngạo.

Theo Phật giáo thì bản tính kiêu ngạo chính là một trong những căn bản phiền não mà theo Phật được gọi chính là Mạn. Mạn cũng chính là gốc rễ sinh ra những tùy phiền não khác như là phẫn, hận, phú, não, tật, xan và cuống.

Với đà phát triển xã hội hiện nay thì không ít người được trang bị với bao nhiêu văn bằng kiến thức học vấn trong tay. Tuy nhiên khi bước vào thực tế của cuộc sống mưu sinh thì xảy ra trường hợp không trụ nổi một chỗ và họ bị nhiều người tìm cách cô lập cho dù họ có chuyên môn và quyền chức. Có thể vì quá hãnh tiến bởi vậy họ xem thường người khác và tự cho mình là trung tâm. Họ đem chút kiến thức có được mà từ đó so kè đánh đố trình độ người khác cho dù người ấy đáng tuổi cha ông họ. Những người ấy đã sinh lòng kiêu ngạo, chấp ngã, tự thị và đố kỵ. Họ xem người khác không bằng mình hoặc là họ tự cho mình là kẻ sinh không cùng thời và những người khác bên mình là loại người ngồi không đúng chỗ để cho sự đau khổ kiểm điểm lại cái ngã của bản thân mình xem nó là cái giống gì mà lại khiến mình đau khổ đến thế!

Kiêu ngạo chính là tự giết chết bản thân mình

 

Vậy tác hại của kiêu ngạo là gì?

Kiêu ngạo xuất phát từ sự so bì và phân biệt. Bắt đầu từ việc họ so sánh bản thân với người khác, rồi từ đó sẽ có những sự cố chấp về danh, lợi và quan niệm…của bản thân sẽ được được hình thành. Chính phương thức mà xã hội giáo dục và cổ vũ việc xây dựng cái tôi đã khiến cho chúng ta hình thành nên cái tư duy bản thân là độc nhất và đặc biệt nhất trên đời. Điều này cũng góp phần tạo nên sự ngạo mạn tồn tại trong nội tâm mỗi người. Việc hình thành lên tính kiêu ngạo nhất định sẽ đi kèm với đố kị, ganh ghét.

Khi trong con người chúng ta có sự xuất hiện của tính cách ngạo mạn thì trên mặt chúng ta rất dễ lộ ra vẻ cứng rắn và cự tuyệt, những hành động và lời nói của chúng ta trở nên kì quặc và khó chịu, vấn đề giao tiếp với người khác cũng không được thoải mái và cởi mở. Những người có tính cách kiêu ngạo cao đi đến đâu cũng muốn được người khác công nhận và tán thưởng bản thân, họ không muốn hợp tác với người khác, họ không muốn chia sẻ cho người khác những lợi ích của họ, họ không muốn tiếp thu ý kiến của người khác và lại càng không thể chấp nhận chuyện người khác mạnh hơn và giỏi hơn bản thân mình. Họ không nhìn thấy khuyết điểm của bản thân mình tuy nhiên những thiếu sót của người khác lại được họ quan sát rất tỉ mỉ và bản thân họ thích tìm hiểu và bàn tán về những người khác.

Ngạo mạn cũng sẽ đồng nghĩa với nhỏ mọn. Những con người này khi đứng trước những lời khen ngợi và tán thưởng của người khác ngoài mặt tỏ ra rất khiêm tốn tuy nhiên trong bụng họ đang vô cùng tự mãn. Khi so sánh bản thân của mình với người khác, người khác mà thất bại trong khi bản thân  mình lại cảm thấy mãn nguyện tức là đã tự mình gieo vào tâm một hạt ác rồi đấy. Từ ngạo mạn sinh ra tính cách đố kị. Bản thân của bạn sẽ luôn tụt lại phía sau.

Tính cách ngạo mạn là một trở ngại vô cùng lớn đối với người tu hành. Đặc biệt là đối với những người tu hành có tính giác ngộ cao và họ có học vấn cho dù có một vị thiền sư uyên thâm Phật pháp ở bên cạnh thì họ cũng sẽ vì sự ngạo mạn của bản thân mình mà bỏ đi cơ hội được lĩnh hội Phật pháp.

Chúng ta cần phải kiềm chế lại mà hãy đặt cái tôi của mình xuống, bởi vì có như vậy thì cảnh giới tu hành của bạn mới có thể cao, trí tuệ và tấm lòng từ bi trong tâm mới có thể được ban phát rộng rãi. Để có thể tiết chế được tính kiêu ngạo thì chúng ta có thể thông qua việc bồi đắp lòng kính cẩn trong tâm của mình; từ việc bạn luôn nhớ tới công đức của chư Phật để có thể tạo ra niềm vui, để có thể loại bỏ được những hổ thẹn trong lòng; bạn sẽ nhìn thấy được những đau khổ của chúng sinh và ngay lập tức đặt suy nghĩ cá nhân xuống sau đó nghĩ đến lợi ích của người khác.

Nếu như những người tu hành có tính ngạo mạn là điều dễ hiểu tuy nhiên nếu người tu hành mà không nhìn thấy sự ngạo mạn của chính bản thân mình thì chính là họ đã làm vấy bẩn Phật pháp. Những người đã qua sự giác ngộ đều xuất phát từ tâm, có bản tính khiêm tốn, ta có thể dựa vào điều gì để mà có thể  ngạo mạn?

Xem thêm các bài viết khác

Các ngày tốt xấu sắp tới